Thời gian vừa qua có một số thành phần thường xuyên gửi các link spam, url lừa đảo, post giả video… (tạm gọi là link fake) trên Facebook khiến nhiều bạn tò mò click vào, mục đích chính có thể là câu like, câu view, nhưng cũng có thể là âm thầm chèn virus vào máy tính / điện thoại của người dùng.
Sau đây kho thủ thuật xin phép chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ để các bạn xác định đâu là link fake, đâu là link thật. Bạn nào có phương pháp hay hơn xin bổ sung giúp mình nhé
1. Đối với post dạng video:
- Rê chuột vào video đó, nếu không thấy nút play thay đổi độ đậm nhạt thì đây là link fake
- Bên cạnh đó nếu dùng Google Chrome hoặc Firefox khi rê chuột vào post sẽ thấy link thật sự nằm ở thanh status bar
2. Đối với post dạng URL (share link)
- Rê chuột vào post và xem url thực sự ở thanh status bar
3. Bất ngờ chuyển đến trang yêu cầu đăng nhập lại Facebook
Bên cạnh việc giả mạo URL, chia sẻ video fake, còn có một thủ đoạn khác đó là post một ứng dụng vui, hoặc một đường link hấp dẫn, khi bạn tò mò click vào, bạn được yêu cầu phải đăng nhập lại tài khoản Facebook của mình để xem tiếp.
Nhưng trên thực tế, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy trên thanh địa chỉ không phải là url của facebook mà là một trang “web lạ”. Nếu cố gắng đăng nhập, chính bạn sẽ gửi cả email lẫn password cho kẻ xấu. Giao diện đăng nhập được kẻ xấu sao chép một cách khá tinh vi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét